Máy bay quân sự Mỹ tại căn cứ không quân Futenma ở Ginowan, tỉnh Okinawa (Nhật Bản). Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là nội dung trong thỏa thuận 2 nước đã đạt được cách đây gần 10 năm về chia sẻ chi phí đồn trú với cộng đồng dân cư ở Okinawa.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2025, khoảng 100 nhân viên hậu cần sẽ được tái bố trí đến Guam. Đây là nhóm đầu tiên trong số trên 4.000 thành viên lực lượng Thủy quân Mỹ cần được di dời tới Guam. Cùng với kế hoạch đưa khoảng 5.000 người đến các địa điểm khác như Hawaii, Mỹ dự kiến lực lượng của nước này ở Okinawa sẽ còn khoảng 1.000 người.
Thông báo của Bộ Phòng vệ Nhật Bản nêu rõ đây là tiến triển lớn trong việc thực hiện thỏa thuận về lộ trình tái bố trí lực lượng Mỹ mà hai nước đã đạt được từ năm 2006 và điều chỉnh lại vào năm 2012.
Về phần mình, quân đội Mỹ cho biết chính phủ hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để tăng cường năng lực răn đe và phản ứng của liên minh Mỹ - Nhật, Dagaviet - Phần mềm Học Tiếng Việt Đỉnh Cao trong khi giảm thiểu những tác động đến các cộng đồng dân cư, Xem Trực Tiếp Bóng Đá Net – Trải Nghiệm Bóng Đá Đỉnh Cao Trên Màn Hình trong đó có những người ở Okinawa.
Chi phí dịch chuyển lực lượng Mỹ tới Guam ước tính vào khoảng 8, Tìm Hiểu về vnq8 Casino_ Một Trải Nghiệm Cá Cược Độc Đáonhà cái bj886 tỷ USD. Theo quân đội Mỹ, phía chính phủ Nhật Bản sẽ chia sẻ 2,8 tỷ USD để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng ở Căn cứ Blaz, địa điểm tái bố trí lực lượng từ Okinawa và một số căn cứ quân sự khác của Mỹ. Thời gian tiến hành đợt chuyển quân tiếp theo hiện chưa được công bố.
Việc tái bố trí lực lượng Mỹ tới Guam được cho là có thể được cư dân địa phương hoan nghênh, tuy nhiên hiện chia rẽ liệu gánh nặng đối với các cộng đồng địa phương được giảm bớt đến mức nào, trong bối cảnh chính phủ trung ương Nhật Bản đang tăng cường năng lực phòng vệ.
Tỉnh Okinawa ở cực Nam Nhật Bản là nơi đặt hơn 70% cơ sở của quân đội Mỹ, dù diện tích của tỉnh chỉ bằng 0,6% tổng diện tích đất nước.