Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 24/12, sau gần 4 năm đàm phán, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) gồm 9 Chương và 71 Điều là kết quả của gần 5 năm thương lượng liên tục và kéo dài giữa các quốc gia thành viên, nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này. Sau gần 20 năm kể từ Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm xuyên quốc gia, cộng đồng quốc tế mới có thêm một khuôn khổ pháp lý đa phương để xử lý tội phạm trong không gian mạng.
“Công ước Hà Nội” ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe doạ ngày càng tăng trên không gian mạng. Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng không giới hạn đối với sự phát triển của nhân loại, công nghệ số cũng đặt ra nhiều rủi ro và nguy cơ về an ninh, đe doạ sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia.
Việc Liên hợp quốc lựa chọn thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Các phe phái Syria đạt đồng thuận quan trọng
Lực lượng đối lập Syria tại thủ đô Damascus, sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, ngày 26/12. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Ngày 24/12, người đứng đầu nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đang cầm quyền tại Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã gặp các thủ lĩnh của những phe phái quân sự khác hiện diện ở nước này.
Trong cuộc gặp tại thủ đô Tehran của Iran, các bên đã nhất trí giải tán mọi phe phái và sáp nhập, cùng hoạt động dưới quyền một Bộ Quốc phòng thống nhất. Tuy nhiên không có thông tin chi tiết về cuộc họp cũng như thỏa thuận của các bên.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Syria đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp chính trị kéo dài 3 tháng sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ chỉ 12 ngày kể từ khi liên minh quân sự do HTS lãnh đạo tiến hành chiến dịch quân sự lớn từng bước chiếm thủ đô Damascus.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 26/12 thông báo nước này cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhất trí rằng định dạng Astana có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển tiếp hiện nay ở Syria. Định dạng Astana - bao gồm Nga, m88 global game portal Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - là các quốc gia bảo lãnh trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, p3 casino online cùng với đại diện của chính phủ và phe đối lập Syria, Tải App 88vip Liên hợp quốc và 3 nước giữ vai trò quan sát viên gồm Jordan, m88 com sport Liban, slot sign Iraq.
Cũng liên quan đến tình hình Syria, ít nhất 25.000 người Syria đã hồi hương từ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi diễn ra sự thay đổi quyền lực ở Damascus. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của gần 3 triệu người Syria tị nạn chạy trốn khỏi cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011 và sự hiện diện của họ đã trở thành vấn đề đối với Chính phủ của Tổng thống Tayyip Erdogan.
Ông Trump cảnh báo giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama
Con tàu di chuyển qua Kênh đào Panama ở Panama City, Panama. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Trump cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào, nếu quốc gia này không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông nhấn mạnh: “Các khoản phí mà Panama thu thật nực cười,w88 net đặc biệt là khi biết đến sự hào phóng phi thường mà Mỹ đã dành cho Panama”.
Phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Arizona, ông Trump cho biết Mỹ đã trao trả kênh đào này cho Panama nhưng đi kèm với các điều khoản. Tuy nhiên, nếu những điều khoản trên không được tuân thủ, Mỹ sẽ giành lại kênh đào chiến lược này.
Ngay sau đó, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã tái khẳng định chủ quyền của nước này với kênh đào Panama. Trong thông điệp được đăng tải trên mạng xã hội X, Tổng thống Mulino khẳng định: “Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và khu vực xung quanh đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục như vậy”. Ông đồng thời nhấn mạnh chủ quyền và nền độc lập của Panama là không thể thương lượng. Ông Mulino khẳng định mức phí lưu thông qua kênh đào mà Panama đang áp dụng không được thiết lập “theo ý thích”.
Theo giới chuyên gia, tuyên bố đầy bất ngờ của ông Trump về kênh đào Panama là ví dụ vô cùng hiếm hoi cho việc một lãnh đạo Mỹ nói rằng ông có thể thúc đẩy một quốc gia có chủ quyền giao lại lãnh thổ. Phát ngôn này có thể báo hiệu các thay đổi có thể xảy ra trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Trump.
Thảm kịch rơi máy bay kinh hoàng tại Kazakhstan
Hiện trường vụ rơi máy bay Embraer 190 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 25/12, chiếc máy bay Embraer 190 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines đã gặp nạn cách thành phố Aktau của Kazakhstan khoảng 3km. Thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của 38 hành khách và để lại những nỗi đau khôn nguôi.
Chiếc máy bay khởi hành từ Baku, thủ đô Azerbaijan và dự định hạ cánh tại Grozny, thủ phủ của vùng Chechnya, miền Nam nước Nga. Tuy nhiên, máy bay buộc phải chuyển hướng do thời tiết xấu và cuối cùng gặp nạn khi hạ cánh khẩn cấp.
Theo báo cáo sơ bộ, chiếc Embraer 190 đã bay lệch hàng trăm km so với lộ trình dự kiến từ Azerbaijan đến Nga. Một video tình cờ quay được từ bờ Biển Caspi cho thấy máy bay đã hạ độ cao nhanh chóng, trước khi lao xuống bờ biển và bốc cháy. Các trang web theo dõi hàng không thương mại cho biết máy bay đã bay về phía Bắc theo lộ trình đã định dọc bờ biển phía Tây trước khi “biến mất”. Sau đó, máy bay xuất hiện trở lại ở bờ biển phía Đông, bay vòng quanh gần sân bay Aktau trước khi lao xuống bờ biển.
Khi xảy ra tại nạn, trên máy bay có 62 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Bộ Tình trạng Khẩn cấp Kazakhstan cho biết 29 người sống sót sau vụ tai nạn. Giới chức Azerbaijan xác nhận 38 người đã thiệt mạng trong vụ việc này.
Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn vẫn đang được điều tra. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev thừa nhận có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn, song ông cảnh báo mọi người không nên suy đoán.
Lực lượng chức năng làm việc tại hiện trường vụ rơi máy bay. Ảnh: AA/TTXVN
Ngày 26/12, lực lượng chức năng đã tìm thấy hộp đen thứ hai tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. Trong khi đó, Tổng thống Azerbaijan IlhamAliyev cũng đã ký một sắc lệnh tuyên bố ngày 26/12 là ngày quốc tang để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số. Nhiều nước đã bày tỏ sự đoàn kết và gửi lời chia buồn tới Chính phủ và người dân Azerbaijan.
Ngày 27/12, đại diện hãng hàng không Azerbaijan Airlines tuyên bố kết quả sơ bộ cho thấy một trong những máy bay của hãng này bị rơi ở Kazakhstan ngày 25/12 đã gặp phải “sự can thiệp vật lý và kỹ thuật từ bên ngoài”.
Cùng ngày, phía Liên bang Nga cho biết chuyến bay của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines gặp nạn do chuyển hướng giữa cảnh báo sương mù và máy bay không người lái Ukraine.
Trong phát biểu cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsiya) Dmitry Yadrov lưu ý rằng: “Tình hình tại khu vực sân bay Grozny vào ngày hôm đó và vào những giờ đó rất phức tạp”.
Cụ thể, theo ông Yadrov, các thiết bị bay không người lái (UAV) chiến đấu của Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự tại các thành phố Grozny và Vladikavkaz. Do đó, tại khu vực sân bay Grozny, kế hoạch ‘Kovyor’ đã được triển khai, yêu cầu tất cả các máy bay phải rời khỏi không phận được chỉ định ngay lập tức.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Cuộc điều tra về vụ tai nạn tại Kazakhstan vẫn đang được tiến hành và cho đến khi có kết luận từ cuộc điều tra, chúng tôi không coi mình có quyền đưa ra bất kỳ đánh giá nào và sẽ không làm như vậy”.